Chuyên mục
Tin tức

10 khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân năm 2023

10 khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân năm 2023
Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:

(1) Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:

– Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Riêng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chỉ áp dụng đối với trường hợp không đủ điều kiện được miễn thuế quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP.

– Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

-Thu nhập từ kinh doanh không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

(2) Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

+ Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;

+ Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ;

+ Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang;

+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;

+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội;

+ Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;

+ Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao;

+ Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ, công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc;

+ Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản;

+ Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

– Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút và các khoản tiền hoa hồng, thù lao khác;

– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp, và các tổ chức khác;

– Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

+ Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm khoản lợi ích về nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp hoặc nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp cho người lao động.

+ Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.

+ Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu, như: Chăm sóc sức khỏe, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ.

+ Các khoản lợi ích khác theo quy định của pháp luật.

– Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:

+ Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng;

+ Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận;

+ Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

+ Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

+ Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân (bố, mẹ, vợ/chồng, con) của người lao động;

+ Khoản tiền nhận được theo chế độ liên quan đến sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức đảng, đoàn thể;

+ Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật;

+ Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia, phục vụ hoạt động đảng, đoàn, Quốc hội hoặc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước;

+ Khoản tiền ăn giữa ca do người sử dụng lao động chi cho người lao động không vượt quá mức quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

+ Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần;

+ Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.

(3) Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:

– Tiền lãi cho vay;

– Lợi tức cổ phần;

– Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiếng, quyền sử dụng đất, phát minh, sáng chế; trừ thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu Chính phủ, thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân và của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.

(4) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

– Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;

– Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

(5) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai;

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai;

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;

– Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức;

Thu nhập chịu thuế tại khoản này bao gồm cả khoản thu nhập từ việc ủy quyền quản lý bất động sản mà người được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có quyền như người sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật.

(6) Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật, bao gồm:

– Trúng thưởng xổ số;

– Trúng thưởng khuyến mại dưới các hình thức;

– Trúng thưởng trong các hình thức cá cược;

– Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.

(7) Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:

– Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng;

– Thu nhập từ chuyển giao công nghệ: Bí quyết kỹ thuật, kiến thức kỹ thuật, các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.

(8) Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật thương mại.

(9) Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

(10) Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Căn cứ pháp lý:

– Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi 2012, 2014)

(Xem thêm Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH)

– Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 91/2014/NĐ-CP, Nghị định 12/2015/NĐ-CP)

(Xem thêm Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTC)

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh

Chuyên mục
Tin tức

Các nhóm đối tượng sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối trực tiếp với cơ quan thuế

Nhóm đối tượng sẽ sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế

Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 11 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo Tổng cục Thuế, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng theo 8 mô hình kinh doanh sau đây sẽ thuộc nhóm đối tượng sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế bao gồm: trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ hàng tiêu dùng; ăn uống; nhà hàng; khách sạn; bán lẻ thuốc tân dược; dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác.

Các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện sau để được áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền:

Một, có thể thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử (như: có chữ ký số và đăng ký để được cơ quan thuế cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử).

Hai, có hạ tầng công nghệ thông tin (như: máy tính hoặc thiết bị điện tử có kết nối internet, email).

Ngoài ra, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh cũng phải sử dụng phần mềm lập hóa đơn điện tử. Đây là phần mềm có thể lập hóa đơn điện tử đồng thời có thể truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan Thuế.

Đối với trường hợp doanh nghiệp, hộ kinh doanh lựa chọn hình thức hóa đơn điện tử từ máy tính tiền thì còn cần thay đổi phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng chuẩn định dạng dữ liệu hóa đơn theo quy định tại Quyết định 1510/QĐ-TCT ngày 21/9/2022.

Lợi ích khi sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế

Lợi ích khi sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế như sau:

Người bán không bắt buộc có chữ ký số; khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế;
Chủ động 24/7 trong việc lập hóa đơn, xử lý sai sót ngay lập tức đối với từng giao dịch phát sinh trên thiết bị tính tiền của người nộp thuế nếu đã được cài đặt phần mềm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền theo chuẩn của cơ quan thuế;
Đến cuối ngày chỉ phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đã sử dụng trong ngày cho cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu điện tử.

Đại Lý Thuế HAT

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh

Chuyên mục
Tin tức

Từ 2023, thay đổi hồ sơ chứng minh người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Cụ thể, hồ sơ chứng minh người phụ thuộc khi đóng thuế TNCN được sửa đổi, bổ sung như sau:
– Đối với con dưới 18 tuổi và con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động: Bổ sung thêm bản chụp Căn cước công dân để thay Chứng minh dân nhân (nếu có);
– Đối với vợ hoặc chồng:
+ Bổ sung thêm bản chụp Căn cước công dân để thay Chứng minh dân nhân (nếu có);
+ Bỏ “Bản chụp sổ hộ khẩu (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng)” thay bằng “Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp”;
– Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp:
+ Bổ sung thêm bản chụp Căn cước công dân để thay Chứng minh dân nhân (nếu có);
+ Bỏ “bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu)”, thay bằng ” bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp”;
– Đối với cá nhân khác theo hướng dẫn tại tiết d.4 điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC:
+ Bổ sung thêm bản chụp Căn cước công dân để thay Chứng minh dân nhân (nếu có);
+ Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng: Bỏ “bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu)”, thay bằng ” bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp”;
+ Thay cụm từ “văn bản hướng dẫn về quản lý thuế” thành “Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế”;
– Đối với người nộp thuế làm việc trong các tổ chức kinh tế, các cơ quan hành chính, sự nghiệp có bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con và những người khác thuộc diện được tính là người phụ thuộc:
Thay cụm từ “văn bản hướng dẫn về quản lý thuế” thành “Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế”;
– Bổ sung tiết g.7 điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau: “Kể từ ngày Cơ quan thuế thông báo hoàn thành việc kết nối cơ sở dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, người nộp thuế không phải nộp các giấy tờ chứng minh người phụ thuộc nêu trên nếu thông tin trong giấy tờ này đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”.
Từ ngày 01/01/2023, Thông tư 79/2022/TT-BTC sẽ chính thức có hiệu lực.

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh

Chuyên mục
Tin tức

Tại sao cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ thì nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể?

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là một quyền lợi quan trọng đối với các cá nhân muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể cung cấp những lợi ích như:

– Cung cấp cho các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh một nền tảng để tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh của họ trước khi tiến đến việc thành lập công ty.

– Giúp các đơn giản hóa hóa quy trình kinh doanh.

– Nền tảng bước đầu tạo ra một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và uy tín.

– Tiết kiệm chi phí.

Với những lợi ích này, đăng ký hộ kinh doanh cá thể là một bước quan trọng trước khi tiến đến việc thành lập công ty. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là một quy trình quan trọng để các cá nhân kinh doanh có thể tham gia vào thị trường kinh doanh.

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể có nhiều lợi ích, bao gồm:

– Bảo vệ trong việc tham gia vào thị trường kinh doanh. Điều này giúp các cá nhân kinh doanh tránh được những rủi ro và nguy cơ liên quan đến việc kinh doanh.

– Tạo ra một hình ảnh thương hiệu tốt hơn. Điều này giúp tạo ra một hình ảnh thương hiệu và bước đầu gây dựng uy tín trong môi trường kinh doanh.

– Giúp có thể tiếp cận các khoản vay và các dịch vụ tài chính khác để hỗ trợ kinh doanh. Điều này giúp tăng cường vốn và phát triển kinh doanh.

Tổng kết, đăng ký hộ kinh doanh cá thể là một quy trình quan trọng để các doanh nghiệp nhỏ lẻ có thể tham gia vào thị trường kinh doanh. Việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ nhiều lợi ích, bao gồm sự riêng tư và bảo vệ, tạo ra một hình ảnh thương hiệu tốt hơn và truy cập vào các khoản vay và các dịch vụ tài chính khác.

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh

Chuyên mục
Chưa được phân loại

Hướng dẫn cách tiết kiệm thuế cho doanh nghiệp

  1. Để giảm thuế, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về luật thuế hiện hành. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra các cách tiết kiệm thuế hợp lý.

2. Sử dụng các khoản thuế ưu đãi: Doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản thuế ưu đãi để giảm thuế. Các khoản thuế ưu đãi này có thể giúp doanh nghiệp giảm thuế trong một số trường hợp nhất định.

3. Sử dụng các khoản thuế đặc biệt: Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các khoản thuế đặc biệt để giảm thuế. Các khoản thuế đặc biệt này có thể giúp doanh nghiệp giảm thuế trong một số trường hợp nhất định.

4. Sử dụng các khoản thuế tính theo lương: Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các khoản thuế tính theo lương để giảm thuế. Các khoản thuế này có thể giúp doanh nghiệp giảm thuế trong một số trường hợp nhất định.

5. Sử dụng các khoản thuế tính theo doanh thu: Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các khoản thuế tính theo doanh thu để giảm thuế. Các khoản thuế này có thể giúp doanh nghiệp giảm thuế trong một số trường hợp nhất định.

6. Sử dụng các khoản thuế tính theo lợi nhuận: Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các khoản thuế tính theo lợi nhuận để giảm thuế. Các khoản thuế này có thể giúp doanh nghiệp giảm thuế trong một số trường hợp nhất định.

7. Sử dụng các khoản thuế tính theo giá trị gia tăng: Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các khoản thuế tính theo giá trị gia tăng để giảm thuế.

Để tiết kiệm thuế cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần phải sử dụng các khoản thuế ưu đãi. Các khoản thuế ưu đãi có thể giúp doanh nghiệp giảm thuế và tăng lợi nhuận.

Để sử dụng các khoản thuế ưu đãi, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các quy định và luật thuế của địa phương. Các doanh nghiệp cũng cần phải tìm hiểu về các khoản thuế ưu đãi có sẵn và cách sử dụng chúng.

Các doanh nghiệp cũng cần phải tổ chức các hồ sơ thuế của mình một cách chính xác. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tính toán đúng thuế và sử dụng các khoản thuế ưu đãi một cách hiệu quả.

Các doanh nghiệp cũng cần phải tìm hiểu về các chương trình thuế ưu đãi của các tỉnh và thành phố. Các chương trình này có thể giúp doanh nghiệp giảm thuế và tăng lợi nhuận.

Cuối cùng, các doanh nghiệp cũng cần phải tìm hiểu về các chương trình thuế ưu đãi của các quốc gia khác. Các chương trình này cũng có thể giúp doanh nghiệp giảm thuế và tăng lợi nhuận.

Như vậy, sử dụng các khoản thuế ưu đãi là một trong những cách hiệu quả nhất để giúp doanh nghiệp tiết kiệm thuế. Các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các quy định và luật thuế, tìm hiểu về các khoản thuế ưu đãi có sẵn và tổ chức các hồ sơ thuế một cách chính xác để sử dụng các khoản thuế ưu đãi hiệu quả. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm thuế bằng cách sử dụng các khoản thuế ưu đãi trong các quốc gia khác nhau. Điều này có thể giúp doanh nghiệp giảm thuế và tăng lợi nhuận.

Để sử dụng các khoản thuế ưu đãi, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các luật thuế của các quốc gia khác nhau. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải có một kế hoạch thuế tốt để đảm bảo rằng họ đang sử dụng các khoản thuế ưu đãi một cách hiệu quả.

Doanh nghiệp cũng cần phải tìm hiểu về các quy định về thuế của các quốc gia khác nhau. Nếu doanh nghiệp không tuân thủ các quy định này, họ có thể bị phạt hoặc phải trả thêm thuế.

Cuối cùng, doanh nghiệp cũng cần phải tìm hiểu về các dịch vụ thuế có sẵn trên thị trường. Các dịch vụ này có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa khoản thuế ưu đãi và tiết kiệm thời gian và công sức.

1. Doanh nghiệp có thể khám phá các khoản thuế ưu đãi trong các quốc gia khác nhau để tối ưu hóa thu nhập của mình. Các khoản thuế ưu đãi này có thể bao gồm các khoản giảm thuế, các khoản hỗ trợ tài chính, các khoản hỗ trợ công nghệ và các khoản hỗ trợ đầu tư.

2. Tính toán thuế:

Sau khi đã khám phá các khoản thuế ưu đãi, doanh nghiệp cần phải tính toán thuế của mình để xác định số tiền thuế phải trả. Để làm điều này, doanh nghiệp cần phải tính toán tổng số tiền thu nhập của mình trong năm và so sánh với các mức thuế được áp dụng trong quốc gia đó. Sau đó, doanh nghiệp có thể tính toán số tiền thuế phải trả bằng cách trừ bớt số tiền thuế ưu đãi được áp dụng từ tổng số tiền thu nhập.

3. Tối ưu hóa thu nhập:

Sau khi đã tính toán thuế, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa thu nhập của mình bằng cách sử dụng các khoản thuế ưu đãi trong các quốc gia khác nhau. Doanh nghiệp cũng có thể tối ưu hóa thu nhập của mình bằng cách sử dụng các khoản hỗ trợ tài chính, các khoản hỗ trợ công nghệ và các khoản hỗ trợ đầu tư.

Kết luận, cách tiết kiệm thuế cho doanh nghiệp bao gồm khám phá các khoản thuế ưu đãi trong các quốc gia khác nhau, tính toán thuế và tối ưu hóa thu nhập bằng cách sử dụng các khoản thuế ưu đãi và các khoản hỗ trợ tài chính, công nghệ và đầu tư.<h1 id=”wpaicg-huong-dan-cach-tiet-kiem-thue-cho-doanh-nghiep-cach-su-dung-cac-khoan-thue-uu-dai-trong-cac-quoc-gia-khac-nhau-va-cach-tinh-toan-thue-trong-cac-quoc-gia-khac-nhau”>“Hướng dẫn cách tiết kiệm thuế cho doanh nghiệp: Cách sử dụng các khoản thuế ưu đãi trong các quốc gia khác nhau và cách tính toán thuế trong các quốc gia khác nhau”</h1>1. Tổng quan về cách tiết kiệm thuế cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể tiết kiệm thuế bằng cách sử dụng các khoản thuế ưu đãi trong các quốc gia khác nhau và tính toán thuế trong các quốc gia khác nhau. Điều này có thể giúp doanh nghiệp giảm thuế và tăng lợi nhuận.

2. Các khoản thuế ưu đãi trong các quốc gia khác nhau

Các khoản thuế ưu đãi trong các quốc gia khác nhau có thể giúp doanh nghiệp giảm thuế. Các khoản thuế ưu đãi bao gồm: giảm thuế thu nhập cá nhân, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế thu nhập từ các hoạt động kinh doanh, giảm thuế thu nhập từ các hoạt động tài chính, giảm thuế thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, giảm thuế thu nhập từ các hoạt động sản xuất, và giảm thuế thu nhập từ các hoạt động bán lẻ.

3. Cách tính toán thuế trong các quốc gia khác nhau

Tính toán thuế trong các quốc gia khác nhau cũng có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thuế. Các quy tắc tính toán thuế trong các quốc gia khác nhau có thể khác nhau, nhưng các quy tắc chung bao gồm: tính toán thuế trên các loại thu nhập, tính toán thuế trên các loại chi phí, tính toán thuế trên các loại tài sản, và tính toán thuế trên các loại giao dịch.

4. Kết luận

Doanh nghiệp có thể tiết kiệm thuế bằng cách sử dụng các khoản thuế ưu đãi trong các quốc gia khác nhau và tính toán thuế trong các quốc gia khác nhau. Điều này có thể giúp doanh nghiệp giảm thuế và tăng lợi nhuận.

Chuyên mục
Tin tức

Tiền lương làm thêm giờ, tăng ca có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

1. Tiền lương làm thêm giờ, tăng ca có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân tuy nhiên, còn tuỳ thuộc vào từng thời điểm làm thêm giờ, từng thời điểm tăng ca. Cụ thể:

Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 các khoản thu nhập được miễn thuế. Hướng dẫn cụ thể tại Điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định:

“Phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ”.

Tiền lương là đối tượng trực tiếp phải chịu thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thuế Thu nhập cá nhân năm 2007. Tuy nhiên, thời giờ làm thêm vốn là thời gian được nghỉ ngơi của người lao động, vì vậy nếu tính thuế trên cả 100% phần tiền lương tăng ca nhận được là quá cao đối với người lao động. Vậy, tiền tăng ca không phải đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân 100%, nên người chịu thuế vẫn phải chịu thuế đối với tiền tăng ca một phần.

Cụ thể:

Đối với tiền lương làm thêm giờ, người chịu thuế sẽ được miễn thuế trong phạm vi số tiền được trả cao hơn đối với tiền lương làm việc bình thường. Chúng ta lấy ví dụ sau:

Ông A (Công nhân) ông làm việc bình thường với số tiền được trả là 50.000 đồng/giờ. Lương làm thêm giờ là 60.000 đồng/giờ. Như vậy, phần lương là thêm giờ ông A được miễn thuế Thu nhập cá nhân là 60.000 – 50.000 = 10.000 đồng.
Hiểu là: Tiền lương làm thêm giờ của người lao động A là 60.000đ thì chỉ được miễn thuế TNCN đối với phần chênh lệch so với lương cơ bản là 10.000đ, còn lại, phần 50.000đ người lao động A vẫn phải đóng thuế TNCN phần đó.

Như vậy tiền lương làm thêm giờ và tiền lương tăng ca không phải là những đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân nên người chịu thuế vẫn phải kê khai và chịu thuế đối với những thu nhập trên. Tuy nhiên, phần tiền chênh lệch giữa giờ làm việc bình thường và tiền làm thêm giờ sẽ được miễn thuế (phần được trả cao hơn so với tiền công lao động thông thường) thuộc khoản thu nhập miễn thuế TNCN.

2. Cách tính thuế cho thu nhập làm thêm giờ, tăng ca:
Hiện tại, cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương và các khoản tương đương tiền lương được áp dụng như sau:
Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ
Trong đó:
+ Thu nhập chịu thuế = Tổng lương được nhận – các khoản được miễn

Như vậy, phần chênh lệch giữa tiền lương làm việc bình thường và lương làm thêm giờ sẽ được xem là các khoản được miễn và được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế.
+ Các khoản giảm trừ căn cứ bao gồm: Giảm trừ gia cảnh; Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế * thuế suất
Vậy, trong phạm vi bài viết đã làm rõ các vấn đề về đối tượng miễn thuế của thuế thu nhập cá nhân là tiền lương làm thêm giờ, tăng ca, tiền làm việc vào ban đêm và cách tính thuế thu nhập cá nhận theo quy định mới nhất.

3. Trả tiền làm thêm giờ có được tính làm chi phí hợp lý cho doanh nghiệp:
Bộ luật lao động đã có những quy định rất chi tiết và cụ thể về cách tính lương, trợ cấp đối với trường hợp làm thêm giờ. Tại các giờ làm thêm, các doanh nghiệp phải chi trả tiền công cho người lao động số tiền lớn hơn. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là khoản chi phí đó có được liệt kê vào các khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp không?
Bộ luật lao động quy định người lao động làm việc không quá 12 giờ trong một ngày; thời gian làm thêm không quá 30 giờ trong một tháng và thời gian làm thêm không quá 200 giờ trong một năm, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong một năm. .
Tùy theo số giờ làm thêm của người lao động nằm trong khung hay vượt quá khung quy định mà xác định khoản tiền doanh nghiệp trả cho người lao động làm thêm giờ.
Người lao động được phân công làm thêm vượt quá số giờ mức quy định vẫn là một thực tế đang xảy ra trong hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Hạch toán chi phí trong trường hợp này là vấn đề mà các Doanh nghiệp cần lưu ý.
Bộ luật lao động quy định các doanh nghiệp bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 12 giờ trong một ngày; không quá 30 giờ trong một tháng và không quá 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong một năm.
Thực tế hoạt động của doanh nghiệp sẽ phát sinh hai trường hợp:
Thứ nhất, doanh nghiệp phân công cho người lao động làm tăng ca với số giờ theo đúng quy định của pháp luật về lao động.
Thứ hai, do nhu cầu của doanh nghiệp, người lao động được phân công làm thêm số giờ vượt quá khung quy định mà pháp luật cho phép.
Như vậy, một vấn đề pháp lý được đặt ra là khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), các khoản chi của Doanh nghiệp đối với tiền thanh toán cho người lao động trong hai trường hợp trên được xử lý như sau:
Đối với khoản tiền chi trả tiền làm thêm giờ mà số giờ người lao động làm thêm nằm trong khung mà pháp luật cho phép thì theo quy định, nếu khoản tiền này là khoản chi thực tế phát sinh đến hoạt động của doanh nghiệp và có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Đối với khoản tiền mà Doanh nghiệp trả cho người lao động làm thêm giờ vượt quá quy địnhcủa pháp luật lao động,
Theo hướng dẫn của Tổng cục thuế “nếu doanh nghiệp do nguyên nhân khách quan phải làm thêm giờ thì Cục Thuế phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội để xem xét tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Trường hợp vì các lý do chính đáng doanh nghiệp phải tăng thời gian làm thêm giờ thì khoản chi phí làm thêm giờ doanh nghiệp thực chi trả cho người lao động và có đủ chứng từ theo quy định tại các văn bản về thuế TNDN được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN”.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể, Cục thuế các tỉnh, thành phố sẽ xem xét, đánh giá để cho phép doanh nghiệp được hạch toán hay không. Để có nguồn tham chiếu cụ thể và chính thức, các doanh nghiệp nên đánh giá tình hình doanh nghiệp của mình sau đó xin ý kiến hướng dẫn từ cục thuế của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp mình hoạt động.

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh