Chuyên mục
Tin tức

Phối hợp triển khai lập hóa đơn điện tử đối với từng lần bán hàng về hoạt động kinh doanh xăng dầu tại các địa phương

Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) vừa có công văn gửi Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị phối hợp chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Hiện mới chỉ có Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Công ty TNHH MTV Dầu khí TP. Hồ Chí Minh thực hiện việc xuất hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng.
Hiện mới chỉ có Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Công ty TNHH MTV Dầu khí TP. Hồ Chí Minh thực hiện việc xuất hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng.

Theo đó, đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ “Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu”.

Tổng cục Thuế cho biết, đến nay, theo thống kê sơ bộ thì mới chỉ có Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Công ty TNHH MTV Dầu khí TP. Hồ Chí Minh thực hiện việc xuất hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng với khoảng trên 2.700 cửa hàng, chiếm khoảng 16% tổng số cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên cả nước. Các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu còn lại mặc dù đã thực hiện hóa đơn điện tử nhưng chưa thực hiện được việc lập hóa đơn điện tử đối với từng lần bán hàng theo quy định nêu trên.

Để thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, Bộ Tài chính đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt đầy đủ, kịp thời quan điểm, nhận thức về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về hóa đơn, chứng từ tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, đặc biệt là quy định về lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP là một trong các nhiệm vụ bắt buộc, quan trọng phải thực hiện tại địa phương.

Đồng thời chỉ đạo các cơ quan ban ngành tại địa phương (Công Thương, Công an, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ…) phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế thành lập các đoàn liên ngành làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu để nắm bắt thực tế việc triển khai phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng, thực tế hạ tầng kỹ thuật, mức độ, khả năng đáp ứng việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng của tất cả các cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu tại địa phương; làm việc với các doanh nghiệp cung cấp giải pháp. Từ đó, tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố các giải pháp, biện pháp đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả thúc đẩy các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thực hiện được việc phát hành hóa đơn điện tử sau từng lần bán; phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện.

Bộ Tài chính cũng đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Công Thương, cơ quan quản lý thị trường phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện giám sát chặt chẽ, tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu của các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, đặc biệt là quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 80/2023/NĐ-CP ngày 17/11/2023 của Chính phủ về nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và cơ quan thuế. Cùng với đó, phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu; phối hợp với cơ quan thuế kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật về hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng của đơn vị kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng cần chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, các đài, báo tại địa phương phối hợp với cơ quan thuế tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp, giải pháp tuyên truyền đến người tiêu dùng, các đơn vị kinh doanh, bán lẻ xăng dầu hiểu rõ về lợi ích và trách nhiệm, hiệu quả của việc thực hiện quy định phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, các hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý thuế.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp qua nhiều kênh thông tin, các tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền về việc triển khai hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu đều được đăng tải trực tuyến trên trang web của Tỉnh và các trang mạng xã hội hợp pháp.

Bộ Tài chính cũng đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn nắm bắt kịp thời các hình thức gian lận mới về hóa đơn điện tử nói chung và hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu nói riêng nhằm mục đích thu lợi bất chính hoặc chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước để có giải pháp ngăn chặn kịp thời, xử lý theo quy định.

Theo Bộ Tài chính, việc thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán xăng dầu sẽ góp phần giúp tăng cường kiểm soát việc phát hành hóa đơn, quản lý doanh thu và thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, ngăn chặn tình trạng gian lận trong kinh doanh xăng dầu, hạn chế tình trạng buôn lậu xăng dầu… đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch, tăng thu ngân sách nhà nước. Để thực hiện thành công mục tiêu này cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị tại địa phương, tạo sự đồng thuận trong việc triển khai, tạo thói quen tiêu dùng văn minh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bộ Tài chính đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Bộ Tài chính trong công tác quản lý thuế nói chung và triển khai hóa đơn điện tử đối với lĩnh vực kinh doanh bán lẻ xăng dầu nói riêng, xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Ngày 18/11/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1123/CĐ-TTg về tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số quốc gia và ngày 1/12/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 1284/CĐ-TTg về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. Để thực hiện hiệu quả chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện nêu trên, Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 24/11/2023 yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số quốc gia. Tổng cục Thuế cũng có Công văn số 5080/TCT-DNL ngày 13/11/2023 chỉ đạo các Cục Thuế địa phương khẩn trương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thúc đẩy việc triển khai phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu.

Nguồn : Tạp chi tài chính

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh

Chuyên mục
Tin tức

Trường hợp nào không được đóng bảo hiểm xã hội full lương?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp nào mà NLĐ không được đóng bảo hiểm xã hội full lương?

Hỏi : Công ty thỏa thuận đóng bảo hiểm xã hội full lương cho tôi; tuy nhiên, mới đây công ty thông báo vì lương của tôi cao (cụ thể 45 triệu đồng/tháng) không thể đóng full lương được. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp nào mà NLĐ không được đóng bảo hiểm xã hội full lương?

1. Trường hợp nào người lao động không được đóng bảo hiểm xã hội full lương?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:

Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Theo quy định nêu trên, trường hợp tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì người lao động không được đóng bảo hiểm xã hội full lương mà chỉ đóng bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP, quy định về mức lương cơ sở áp dụng từ ngày 01/7/2023 như sau:

Điều 3. Mức lương cơ sở

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.

Theo đó, nếu lương của bạn là 45 triệu đồng/tháng (cao hơn 20 lần mức lương cơ sở) thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật của bạn là 36 triệu đồng.

2. Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bao gồm những khoản nào?
Theo hướng dẫn tại khoản 3.2 Mục 3 Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bao gồm:

– Tiền lương do Nhà nước quy định:

+ Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do nhà nước quy định bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

– Tiền lương do đơn vị quyết định:

+ Mức lương ghi trong hợp đồng lao động;

+ Phụ cấp lương: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự;

+ Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thực hiện từ 01/01/2018.

3. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Theo hướng dẫn tại khoản 4 Mục 3 Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023, phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:

– Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng bảo hiểm xã hội trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

– Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán đăng ký phương thức đóng hàng tháng, 03 tháng hoặc 6 tháng một lần: chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Lưu ý: Khi lập ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền đơn vị phải ghi đầy đủ 3 tiêu chí gồm tên đơn vị, mã đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội và nội dung nộp tiền.

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh

Chuyên mục
Tin tức

Chống thất thu thuế từ việc triển khai hóa đơn điện tử tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Việc triển khai hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu được cho là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng trốn thuế hoặc kinh doanh xăng dầu lậu, kém chất lượng, đảm bảo công bằng cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Việc phải xuất hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã bắt đầu từ ngày 1/7/2022 trên toàn quốc, nên với mặt hàng xăng dầu cũng không phải là ngoại lệ.
Việc phải xuất hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã bắt đầu từ ngày 1/7/2022 trên toàn quốc, nên với mặt hàng xăng dầu cũng không phải là ngoại lệ.

Tăng cường quản lý giám sát

Việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử được quy định trong Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2022. Đối với việc phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán lẻ xăng dầu và hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, thời gian qua, ngành Thuế đã đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức thực hiện việc sử dụng hóa đơn điện tử, qua đó giúp người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích và trách nhiệm, hiệu quả của việc sử dụng hóa đơn điện tử. Đồng thời, ngành Thuế tăng cường phối hợp giữa cơ quan ban, ngành địa phương trong việc rà soát, xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh không xuất hóa đơn kịp thời cho người mua khi cung cấp hàng hóa bảo đảm đúng quy định pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế, mới chỉ có một số ít doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, các cửa hàng bán lẻ áp dụng xuất hóa đơn điển tử cho từng lần bán hàng. Việc triển khai hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cũng có những khó khăn nhất định như chi phí, thói quen người tiêu dùng. Ghi nhận thực tế cho thấy, người đi xe máy chưa có thói quen lấy hóa đơn mỗi lần mua xăng.

Tổng cục Thuế cho biết, có tình trạng doanh nghiệp cuối ngày mới xuất hóa đơn tổng bán trong ngày, hoặc xuất một hóa đơn theo tuần, tháng… Thậm chí, bán hàng nhưng không xuất hóa đơn, không kê khai thuế gây thất thu cho ngân sách.

Để ngăn chặn hành vi này, việc triển khai hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng của các cửa hàng xăng dầu được xem là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, đẩy mạnh công tác chuyển đổi số. Theo đó, cần triển khai ngay giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để giám sát việc phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là việc lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho khách theo từng lần bán.

Cùng với đó, để hỗ trợ doanh nghiệp xăng dầu chuyển đổi sang hóa đơn điện tử, đồng thời ngăn chặn hành vi bán hàng không xuất hóa đơn, ngày 13/11 vừa qua, Tổng cục Thuế đã ban hành công văn yêu cầu cơ quan thuế các cấp khẩn trương rà soát, nắm bắt thực trạng triển khai hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng của các cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại địa phương.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế đã đề nghị các đơn vị phải giám sát chặt chẽ việc phát hành hóa đơn, sử dụng hóa đơn đối với xăng dầu, qua đó phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi phát hành, sử dụng hóa đơn, chứng từ không đúng quy định.

Ngăn chặn tình trạng trốn thuế, kinh doanh xăng dầu lậu

Có thể thấy, việc phải xuất hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã bắt đầu từ ngày 1/7/2022 trên toàn quốc, nên với mặt hàng xăng dầu cũng không phải là ngoại lệ. Việc phải áp dụng hóa đơn điện tử, kết nối dữ liệu trực tuyến với cơ quan thuế là giải pháp để ngăn chặn tình trạng trốn thuế hoặc kinh doanh xăng dầu lậu, kém chất lượng, đảm bảo công bằng cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Trước lo ngại của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về việc phát sinh chi phí khi xuất hóa đơn điện tử cho từng lần bán lẻ, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, xăng dầu bán lẻ vẫn có thể in xé hóa đơn bán hàng ngay lập tức cho khách sau khi đổ xăng như mua hàng tại siêu thị, cửa hàng giày dép, áo quần, quán cà phê…

“Quan trọng là có phần mềm kết nối để cơ quan thuế biết mỗi ngày, cửa hàng đó xuất bao nhiêu hóa đơn bán hàng và tổng lượng hàng bán ra thế nào. Số liệu nhập vào, bán ra phải khớp theo dữ liệu điện tử… Việc theo dõi giám sát này thể hiện trên phần mềm quản lý chứ sao có chuyện tuyển thêm nhân viên để nhập mã số định danh ông A mua bao nhiêu xăng được?”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nói.

Theo vị chuyên gia này, rõ ràng Nghị định số 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu là bước tiến mới quản lý chuỗi cung ứng xăng dầu. Tuy nhiên, thị trường xăng dầu vẫn còn những khúc mắc mà chưa giải quyết triệt để. Vấn đề quan trọng nhất đó là Nhà nước vẫn coi mặt hàng xăng dầu là mặt hàng chiến lược mà Nhà nước phải quản lý, do đó, việc quản lý phải rất cụ thể, tỉ mỉ giúp thị trường trở nên công khai, minh bạch. Để làm được điều này, cần thiết phải áp dụng được hóa đơn điện tử và kết nối với cơ quan thuế. Khi đó, lượng nhập vào, bán ra, lượng tồn sẽ rõ ràng. Tính công khai minh bạch, cạnh tranh công bằng, chống hàng giả, hàng nhái cũng sẽ rõ ràng.

Hiện quy định này cũng đang nhận được sự ủng hộ của người dân với kỳ vọng sẽ hạn chế được tình trạng xăng dầu kém chất lượng cũng như các mánh khóe gian lận cắt giảm lượng xăng đầu khi mua tại nhiều cửa hàng nhỏ lẻ.

Nguồn : Tạp Chí Tài Chính

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh

Chuyên mục
Tin tức

PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG CÁC KHOẢN CHÊNH LỆCH TẠM THỜI

 

PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG CÁC KHOẢN “CHÊNH LỆCH TẠM THỜI” KHI XÁC ĐỊNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HOÃN LẠI

Khi Luật kế toán được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004, kèm theo đó Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết định 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/2/2005 công bố nội dung Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” (VAS-17), Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn chi tiết nội dung kế toán của VAS-17 và Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp đã tạo hành lang pháp lý cho công tác kế toán về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trở nên hoàn thiện hơn.

Khi đó, việc xác định số thuế TNDN để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước được thực hiện theo Luật thuế TNDN còn việc kế toán ghi nhận và trình bày thông tin về thuế TNDN trên báo cáo tài chính được thực hiện theo khuôn khổ pháp lý nêu trên. Tuy nhiên, giữa cơ sở pháp lý qui định cho kế toán trong việc ghi nhận doanh thu, chi phí trên sổ kế toán và những qui định về ghi nhận doanh thu, chi phí để xác định thu nhập tính thuế theo Luật thuế TNDN có những khác biệt nhất định. Chính vì vậy, giữa lợi nhuận kế toán trước thuế và Thu nhập tính thuế TNDN của năm tài chính sẽ có phát sinh chênh lệch. Khoản chênh lệch này được chia làm 2 loại: “Chênh lệch tạm thời” và “Chênh lệch vĩnh viễn”.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đưa ra phương pháp nhận dạng các khoản “Chênh lệch tạm thời” nhằm giúp người làm kế toán tại doanh nghiệp nhận dạng các khoản chênh lệch này thuận lợi và dễ dàng hơn.

1. Hướng dẫn việc xác định các khoản chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn theo qui định hiện hành:
Theo Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn việc nhận dạng và xác định các khoản chênh lệch này như sau:
a/ Nhận dạng các khoản chênh lệch:
– Các khoản chênh lệch tạm thời: là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế.
– Các khoản chênh lệch vĩnh viễn: là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

b/ Xác định các khoản chênh lệch:
* Xác định “Chênh lệch tạm thời chịu thuế”
– Chênh lệch tạm thời chịu thuế: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán. Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh khi:
+ Giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó;
+ Giá trị ghi sổ của nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó.
– Xác định giá trị các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế:
+ Đối với tài sản: Chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó.
+ Đối với nợ phải trả: Chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó.
* Xác định các khoản “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ”
– Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh khi:
+ Giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó;
+ Giá trị ghi sổ của nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của nó.
– Xác định giá trị các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ:
+ Đối với tài sản: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó.
+ Đối với nợ phải trả: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó.

2. Đề xuất phương pháp nhận dạng các khoản chênh lệch tạm thời
Tuy nhiên trong quá trình nhận dạng các khoản “chênh lệch” theo Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính mang tính trừu tượng làm cho người làm kế toán tại doanh nghiệp khó nhận dạng đâu là chênh lệch tạm thời chịu thuế và chênh lệch tạm thời được khấu trừ để phản ánh và trình bày trên báo cáo tài chính trung thực và hợp lý hơn.
Tác giả xin đề xuất phương pháp nhận dạng các khoản chênh lệch này dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp như sau:
+ Theo Luật kế toán, chuẩn mực kế toán (Quan điểm của kế toán):
Kết quả kinh doanh trong một năm tài chính của doanh nghiệp được xác định như sau:

Xác định kết quả kinh doanh
+ Theo qui định của Luật thuế TNDN (Quan điểm của Thuế):
Nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp được xác định như sau:

Xác định thuế TNDN

+ Phương pháp nhận dạng các khoản chênh lệch:
a/ Phương pháp nhận dạng theo định tính (theo ý nghĩa kinh tế):
– Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp năm hiện tại gánh nặng hơn so với các năm trong tương lai: Đây là khoản “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ”.
– Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp năm hiện tại giảm nhẹ hơn so với các năm trong tương lai: Đây là khoản “Chênh lệch tạm thời chịu thuế”.

b/ Phương pháp nhận dạng theo định lượng (theo kết quả hoạt động):
– Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho Lợi nhuận kế toán trước thuế < (nhỏ hơn) Thu nhập tính thuế: Đây là khoản “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ”. Trường hợp này xảy ra khi:
+ Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho Doanh thu, thu nhập (kế toán) < Doanh thu, thu nhập (Thuế); Hoặc
+ Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho Chi phí (kế toán) > Chi phí (Thuế);
– Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho Lợi nhuận kế toán trước thuế > (lớn hơn) Thu nhập tính thuế: Đây là khoản “Chênh lệch tạm thời chịu thuế”. Trường hợp này xảy ra khi:
+ Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho Doanh thu, thu nhập (kế toán) > Doanh thu, thu nhập (Thuế); Hoặc
+ Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho Chi phí (kế toán) < Chi phí (Thuế).
Tại doanh nghiệp, khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ theo chứng từ, kế toán dùng phương pháp trên để nhận dạng và xác định được các khoản chênh lệch tạm thời phát sinh giữa Kế toán và Thuế. Sau đó, kế toán sẽ xác định thuế TNDN hoãn lại như sau:

Tài sản thuế hoãn lại

– Căn cứ vào kết quả tính toán được, kế toán phản ánh “Tài sản thuế hoãn lại” phát sinh như sau:
Nợ TK 243 “Tài sản thuế hoãn lại”
Có TK 8212 “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”

Thuế hoãn lại phải trả

– Căn cứ vào kết quả tính toán được, kế toán phản ánh “Thuế hoãn lại phải trả” phát sinh như sau:
Nợ TK 8212 “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
Có TK 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”

– Tiếp theo sau đó, kế toán theo dõi và tính toán số hoàn nhập “Tài sản thuế hoãn lại” và “Thuế hoãn lại phải trả” trong tương lai. Bút toán hoàn nhập này sẽ được ghi ngược lại với bút toán ghi nhận tại thời điểm phát sinh.

Tóm lại, mỗi ngày người làm kế toán phải xử lý rất nhiều nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp mình; Ngoài việc xem xét, kiểm tra, ghi nhận cho phù hợp với Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành mà còn phải kiểm tra, xem xét tính phù hợp và tuan thủ theo pháp luật Thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Do vậy, khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều nên việc nhận dạng các khoản chênh lệch tạm thời giữa kế toán và Thuế theo hướng dẫn tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 rất khó khăn và dễ bị nhầm lẫn. Tác giả hy vọng rằng, với phương pháp nhận dạng các khoản chênh lệch tạm thời nêu trên sẽ giúp cho những người làm công tác kế toán tại doanh nghiệp khi có nghiệp vụ phát sinh sẽ dễ dàng nhận dạng ra là nghiệp vụ nào có gây ra chênh lệch tạm thời giữa Thuế và kế toán hay không? Và không bị nhầm lẫn khoản chênh lệch tạm thời này là Chênh lệch tạm thời được khấu trừ hay Chênh lệch tạm thời chịu thuế. Như vậy, giúp cho việc trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ trung thực và hợp lý hơn.

Trích bài viết của TS Bùi Công Khánh

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh

Chuyên mục
Tin tức

Đá thải phát sinh trong khi khai thác đá khối có phải tính thuế tài nguyên hay không?

Đá thải này được nhà thầu đá chẻ họ thu gom sau đó gia công làm đá chẻ. Khi đó công ty tính thuế Tài nguyên áp dụng vào mục đá chẻ thành phẩm để nộp thuế. Giờ cũng đá thải đó họ không làm đá chẻ mà họ thu gom hết làm mục đích san lấp. Vậy giờ đá thải đó công ty tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường như thế nào ?

1. Đá thải phát sinh trong khi khai thác đá khối có phải tính thuế tài nguyên hay không?
Văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh trong trường hợp này là Điều 5 Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành:

“Điều 5. Sản lượng tài nguyên tính thuế
1. Đối với loại tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
Trường hợp tài nguyên khai thác thu được sản phẩm tài nguyên có nhiều cấp độ, chất lượng, giá trị thương mại khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo sản lượng từng loại tài nguyên có cùng cấp độ, chất lượng, giá trị thương mại như nhau hoặc quy ra sản lượng của loại tài nguyên có sản lượng bán ra lớn nhất để làm căn cứ xác định sản lượng tính thuế cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong kỳ.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A khai thác đá sau nổ mìn, khai thác thu được đá hộc, đá dăm các ly khác nhau thì được phân loại theo từng cấp độ, chất lượng từng loại đá thu được để xác định sản lượng đá tính thuế của mỗi loại. Trường hợp, doanh nghiệp A có bán một phần sản lượng đá hộc, số đá hộc, đá dăm còn lại được đưa vào đập, nghiền thành các loại đá dăm có các cỡ (ly) khác nhau thì sản lượng tính thuế được xác định bằng cách quy từ sản lượng đá các cỡ (ly) ra sản lượng đá có sản lượng bán ra lớn nhất để xác định sản lượng đá thực tế khai thác để tính thuế tài nguyên. Doanh nghiệp A thực hiện khai, nộp thuế đối với sản lượng đá khai thác theo giá bán tương ứng.
2. Đối với tài nguyên không xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế của tài nguyên khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau và được bán ra sau khi sàng tuyển, phân loại thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định như sau:
a) Đối với tài nguyên sau khi sàng tuyển, phân loại thu được từng chất riêng thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng loại tài nguyên hoặc từng chất có trong tài nguyên thu được sau khi sàng tuyển, phân loại .
Trường hợp đất, đá, phế thải, bã xít thu được qua sàng tuyển mà bán ra thì phải nộp thuế tài nguyên đối với lượng tài nguyên có trong phế thải, bã xít bán ra theo giá bán và thuế suất tương ứng của tài nguyên có trong phế thải, bã xít.
Ví dụ 2: Trường hợp than khai thác từ mỏ chứa tạp chất, đất, đá phải sàng tuyển, phân loại mới bán thì sản lượng than thực tế khai thác để tính thuế tài nguyên là sản lượng than đã qua sàng tuyển, phân loại. Trường hợp phế thải bán ra mà có lẫn than và các tài nguyên khác thì phải tính thuế tài nguyên đối với lượng tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế trong phế thải theo giá bán thực tế và thuế suất tương ứng đối với tài nguyên.
Ví dụ 3: Trường hợp khai thác quặng sắt, sau khi sàng, tuyển thu được 2 kg vàng cốm, 100 tấn quặng sắt thì thuế tài nguyên được tính trên số lượng vàng cốm và quặng sắt thu được; Đồng thời xác định sản lượng loại tài nguyên khác sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản để tính thuế, như nước sử dụng cho hoạt động sàng, tuyển.
b) Đối với tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau (quặng đa kim) qua sàng, tuyển, phân loại mà không xác định được sản lượng từng chất có trong tài nguyên khai thác (quặng) thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định đối với từng chất căn cứ sản lượng tài nguyên thực tế khai thác (quặng) và tỷ lệ của từng chất có trong tài nguyên. Tỷ lệ từng chất có trong tài nguyên được xác định theo mẫu tài nguyên khai thác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm định và phê duyệt. Trường hợp, tỷ lệ của từng chất có trong tài nguyên khai thác thực tế khác với tỷ lệ từng chất có trong mẫu tài nguyên (quặng) thì sản lượng tính thuế được xác định căn cứ kết quả kiểm định về tỷ lệ từng chất có trong tài nguyên khai thác thực tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
….”.
Hiện tại vấn đề này vẫn còn gây ra nhiều tranh luận khác nhau. Bởi quy định pháp luật chỉ đặt ra nguyên tắc xác định chứ không đi sâu giải thích từng trường hợp cụ thể.

Còn về quan điểm của mình, công ty chúng tôi nhận thấy, nếu sản lượng đá thải không sử dụng (không tạo ra giá trị thương mại) và cũng kê khai sản lượng ban đầu, thì sẽ không tính thuế. Còn nếu được sử dụng cho các mục đích khác nhau thì sẽ tính thuế theo mục đích đó.

Đối vấn đề này, công ty chúng tôi khuyến khích mình nên trao đổi thêm thông tin với cơ quan thuế tại địa phương để có thêm thông tin thực hiện .

Đá thải phát sinh trong khi khai thác đá khối có phải tính thuế tài nguyên hay không?

Tính thuế tài nguyên đối với đá thải trong khi khai thác đá khối như thế nào?
Trong trường hợp phải đóng thuế thì cách tính thuế đối với đá thải trong khi khai thác đá khối theo Điều 4 Thông tư 152/2015/TT-BTC như sau:

“Điều 4. Căn cứ tính thuế
1. Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.
2. Xác định thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ:
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất thuế tài nguyên

Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

Việc ấn định thuế tài nguyên được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế, phù hợp với các quy định về ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”

Thuế suất thuế tài nguyên đối với đá thải trong khai thác đá khối là bao nhiêu?
Về thuế suất được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 152/2015/TT-BTC (Được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 12/2016/TT-BTC) cụ thể như sau:

“Điều 7. Thuế suất thuế tài nguyên
1. Thuế suất thuế tài nguyên làm căn cứ tính thuế tài nguyên đối với từng loại tài nguyên khai thác được quy định tại Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có)”.
Chiếu theo đó thì đối với đá theo Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 có mức thuế suất là 10%.

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh

Chuyên mục
Tin tức

Cơ quan thuế có quyền kiểm tra tài khoản cá nhân không?

Cơ quan thuế có quyền kiểm tra tài khoản cá nhân không là vấn đề được không ít người quan tâm. Cùng xem câu trả lời tại bài viết ngay dưới đây.

1. Cơ quan thuế có quyền kiểm tra tài khoản cá nhân không?
Cơ quan thuế có quyền kiểm tra tài khoản cá nhân của nguời nộp thuế để xác định nghĩa vụ nộp thuế.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Quản lý thuế 2019, cơ quan quản lý thuế có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin:

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế:

a) Ngân hàng thương mại cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản của người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về nhà, đất cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng đất, sở hữu nhà của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân, cá nhân kinh doanh;

c) Cơ quan công an cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm về thuế; cung cấp thông tin về xuất cảnh, nhập cảnh và thông tin về đăng ký, quản lý phương tiện giao thông;

d) Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về chi trả thu nhập và số tiền thuế khấu trừ của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;

đ) Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của Việt Nam và nước ngoài; thông tin về quản lý thị trường.

Bên cạnh đó, Công văn số 2535/TCT-TTKT ngày 21/6/2023, Tổng cục Thuế hướng dẫn các Cục Thuế khi có yêu cầu cung cấp thông tin thì gửi văn bản về Hội sở chính của Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác để triển khai thực hiện.

Như vậy, cơ quan thuế có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản của người nộp thuế như giao dịch qua tài khoản, số dư, số liệu giao dịch để thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

3. Các trường hợp công khai thông tin người nộp thuế
Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, các trường hợp sau đây cơ quan quản lý thuế công khai thông tin về người nộp thuế:

Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh; phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác.

Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.

Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước/hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế/người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.

Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.

Tùy từng trường hợp, thông tin công khai sẽ gồm: Mã số thuế, tên người nộp thuế, địa chỉ, lý do công khai và thêm một số thông tin khác liên quan của người nộp thuế.

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh

Chuyên mục
Tin tức

Viết sai mã số thuế và địa chỉ khách hàng trên hóa đơn điện tử mà đã gửi cho khách hàng thì xử lý như thế nào?

Viết sai mã số thuế và địa chỉ khách hàng trên hóa đơn điện tử mà đã gửi cho khách hàng thì xử lý như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP qui định về xử lý hóa đơn sai sót trong trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

– Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót:

+ Người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn.

+ Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.

– Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất; tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng, có thể chọn một trong hai cách:

+ Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

+ Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm…”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.)

Theo đó, người bán cần phải lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Nếu như người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Thời hạn khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong bao lâu?
Căn cứ Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
2. Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này.”
Theo đó, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

Hồ sơ khai bổ sung Hóa đơn điện tử có sai sót gồm có gì?
Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hồ sơ khai thuế

4. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Người nộp thuế khai bổ sung như sau:
a) Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.
Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.
Theo đó, người nộp thuế cần phải khai bổ sung như sau:

Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.

Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.

Cụ thể tại Công văn 59806/CTHN-TTHT hướng dẫn xử lý sai sót đối với hóa đơn đã lập gửi cho chi nhánh miền Bắc Công ty Cổ phần vận tải đa phương thức Vietranstimex như sau:

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Chi nhánh Công ty lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, đã gửi cho người mua, sau đó phát hiện có sai sót (sai sót về mã số thuế, địa chỉ của khách hàng) thì Chi nhánh Công ty có thể lựa chọn lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót hoặc lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót theo hướng dẫn tại điểm b Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP nêu trên.
Chi nhánh Công ty thực hiện khai bổ sung theo hướng dẫn tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Trường hợp Chi nhánh Công ty khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
Đề nghị Chi nhánh Công ty nghiên cứu các quy định pháp luật, đối chiếu với tình hình thực tế của đơn vị để thực hiện đúng quy định.

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh

Chuyên mục
Tin tức

Hoàn thuế với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ thực hiện thế nào?

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn về hoàn thuế đối với các tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế.

Về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ, Tổng cục Hải quan hướng dẫn, khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương ngày 12/6/2017 quy định, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là thương nhân nước ngoài không có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam theo các hình thức được quy định trong pháp luật về đầu tư, thương mại, doanh nghiệp; không có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thương mại, doanh nghiệp.

Điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm cả hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Căn cứ quy định nêu trên, hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam thuộc trường hợp làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Trường hợp thương nhân nước ngoài không đáp ứng điều kiện thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương thì không thuộc trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp không được đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ.

Về thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng hóa gửi kho ngoại quan, khoản 10 Điều 4 Luật Hải quan ngày 23/6/2014 quy định, kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

Khoản 2, khoản 3 Điều 85 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm: Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam; Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba; Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.

Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm: Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu; Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất…

Căn cứ quy định nêu trên thì hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan. Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan theo đúng quy định của pháp luật.

Về việc hoàn thuế đối với tờ khai nhập khẩu tại chỗ, Tổng cục Hải quan hướng dẫn, điểm h khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP đã bổ sung quy định về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu tại chỗ.

Theo đó, sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định. Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ.

Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh và đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định.

Điểm h khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP bổ sung quy định về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu tại chỗ quy định, sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định. Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai.

Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định.

Căn cứ quy định nêu trên, Tổng cục Hải quan cho biết, khoản 2 Điều 10 quy định cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế của loại hình gia công, khoản 2 Điều 12 quy định cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế của loại hình sản xuất xuất khẩu Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có quy định hoàn thuế nhập khẩu đã nộp đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh

Chuyên mục
Tin tức

26 loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Căn cứ quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (đã được sửa đổi vào các năm 2013, 2014 và 2016) thì các loại hàng hóa sau đây thuộc đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng:

(1) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

(2) Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.

(3) Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

(4) Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;

(5) Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).

(6) Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.

(7) Chuyển quyền sử dụng đất

(8) Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm.

(9) Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:

– Dịch vụ cấp tín dụng bao gồm: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế; hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật;

– Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng;

– Kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán; tự doanh chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

– Chuyển nhượng vốn bao gồm: chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất, kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán; hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;

– Bán nợ;

– Kinh doanh ngoại tệ;

– Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; quyền chọn mua, bán ngoại tệ; dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật;

– Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

(10) Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật.

(11) Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của Chính phủ.

(12) Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.

(13) Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.

(14) Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật.

(15) Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

(16) Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học – kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền.

(17) Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.

(18) Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại.

(19) Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.

(20) Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.

Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viên trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

(21) Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

(22) Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.

(23) Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.

(24) Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên.

(25) Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật.

(26) Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.

Lưu ý: Các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định.

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh