Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Nghị định 119 tạo hành lang pháp lý thuận lợi để triển khai hóa đơn điện tử

Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính đã nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định 119/NĐ-CP (NĐ 119) với nhiều điểm mới, tạo hành lang pháp lý quan trọng để triển khai HĐĐT trong toàn quốc. 

Nguyên tắc lập, sử dụng HĐĐT

Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tổng cục Thuế ông Nguyễn Hữu Tân cho biết, để tạo thuận lợi cho quá trình triển khai, NĐ 119 quy định rất rõ về đối tượng, nguyên tắc lập quản lý và sử dụng HĐĐT. Theo đó đối tượng áp dụng là các tổ chức, DN, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ; tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT; các cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập HĐĐT có mã của cơ quan thuế hoặc HĐĐT không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng HĐĐT được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng HĐĐT trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế và quy định tại Nghị định này. Dữ liệu HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc cấp mã của cơ quan thuế trên HĐĐT dựa trên thông tin của DN, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh lập trên hóa đơn. DN, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn.

Sử dụng HĐĐT khi lưu thông trên đường

Đại diện Tổng cục Thuế cũng cho biết, theo quy định của pháp luật thì hàng hóa vận chuyển trên đường bắt buộc phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho DN triển khai HĐĐT, Nghị định số 119 quy định, khi kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử, người có thẩm quyền kiểm tra không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy, mà truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về HĐĐT phục vụ yêu cầu quản lý. Nếu do sự cố, thiên tai gây ảnh hưởng đến việc truy cập mạng Internet dẫn đến không tra cứu được dữ liệu hóa đơn, nếu người vận chuyển hàng hóa chỉ có chứng từ giấy (bản sao không cần ký tên, đóng dấu của người mua, người bán hàng hóa) chuyển từ HĐĐT thì xuất trình cho người có thẩm quyền kiểm tra. Người có thẩm quyền sẽ thực hiện kiểm tra căn cứ chứng từ giấy chuyển từ HĐĐT để cho lưu thông hàng hóa và tiếp tục thực hiện tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử (tại đầu mối đăng ký với Tổng cục Thuế) để phục vụ công tác kiểm tra theo quy định. Trường hợp người vận chuyển hàng hóa không có chứng từ giấy chuyển từ HĐĐT thì cơ quan nhà nước người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để kiểm tra./.

DN có 24 tháng chuyển đổi sang HĐĐT

Theo Phó Vụ trưởng Nguyễn Hữu Tân, NĐ 119 bắt đầu có hiệu lực từ 1/11/2018, tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy truyền thống sang HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tại Khoản 2 Điều 35 NĐ 119 quy định các DN và cơ quan thuế có thời hạn 24 tháng (kể từ 1/11/2018 đến 1/11/2020) để chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để áp dụng HĐĐT. Trong thời gian từ 1/11/2018 đến ngày 31/10/2020, các Nghị định 51 và Nghị định 04 của Chính phủ vẫn còn hiệu lực thi hành. Trường hợp DN, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành HĐĐT không có mã của cơ quan thuế theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC hoặc đã đăng ký áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế trước ngày 1/11/2018, thì tiếp tục sử dụng HĐĐT đang sử dụng. Đối với DN, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hoá đơn đặt in, tự in, hoặc mua của cơ quan thuế trước ngày 1/11/2018, thì tiếp tục được sử dụng đến hết ngày 31/10/2020 và phải thực hiện các thủ tục theo quy định tại các Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP.

Từ ngày 1/11/2018 đến ngày 31/10/2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng HĐĐT có mã, nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hoá đơn giấy theo các hình thức đặt in, tự in thì cơ sở kinh doanh gửi dữ liệu hoá đơn đến cơ quan thuế, cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT. Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 1/11/2018 đến ngày 31/10/2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo thực hiện áp dụng HĐĐT theo quy định tại Nghị định 119, thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Đối với tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng phiếu thu tiền, thì chuyển đổi sang áp dụng HĐĐT theo lộ trình của Bộ Tài chính.

 

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

Điểm chất lượng 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Chia sẻ bài viết:
CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ H.A.T
THAM KHẢO THÊM
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá cần đi đôi với chống buôn lậu
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tạo động lực mới cho doanh nghiệp phát triển
Cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế có thể bị cấm xuất cảnh
15 điểm mới Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 01/7/2025)
Kinh doanh thương mại điện tử có phải nộp thuế không?
CÙNG CHUYÊN MỤC
nt
Cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế có thể bị cấm xuất cảnh
images
15 điểm mới Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 01/7/2025)
chiet-khau-la-gi
Khái niệm, phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán
Capture
Từ 01/08/2024, phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động cho thuê bất động sản quy mô nhỏ
Gần 32 triệu lượt người bị cơ quan thuế gửi “trát" đòi nợ thuế