Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Xác định ngày tính tiền chậm nộp thuế như thế nào? Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp trong trường hợp nào?

Xác định ngày tính tiền chậm nộp thuế như thế nào? Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp trong trường hợp nào? – Câu hỏi của chị T.L (Ninh Thuận)

Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
1. Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp bao gồm:
a) Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;
b) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
c) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;
d) Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 của Luật này;
đ) Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định tại khoản 3 Điều 137 của Luật này;
e) Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 142 của Luật này;
g) Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo quy định.
Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp theo quy định trên người nộp thuế phải nộp một khoản tiền chậm nộp.

Xác định ngày tính tiền chậm nộp thuế như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 về việc xác định ngày tính tiền nộp thuế như sau:

Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế

2. Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Theo đó, số tiền chậm nộp được tính từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, số tiền chậm nộp được tính bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Người nộp thuế không phải chịu tiền chậm nộp thuế trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế

5. Không tính tiền chậm nộp trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán thì không phải nộp tiền chậm nộp.
Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán;
b) Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 của Luật này thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; trong thời gian chưa có giá chính thức; trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
Như vậy, người nộp thuế không tính tiền chậm nộp thuế trong trường hợp sau:

– Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán thì không phải nộp tiền chậm nộp.

Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán;

– Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 của Luật này thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; trong thời gian chưa có giá chính thức; trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

Điểm chất lượng 5 / 5. Số phiếu bầu: 1

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Chia sẻ bài viết:
CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ H.A.T
THAM KHẢO THÊM
Khái niệm, phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán
Cơ quan thuế rà soát hóa đơn bất hợp pháp dính líu đến 113 doanh nghiệp
Bán khóa học phải nộp thuế như thế nào?
Từ 01/08/2024, phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động cho thuê bất động sản quy mô nhỏ
Gần 32 triệu lượt người bị cơ quan thuế gửi “trát" đòi nợ thuế
Dự thảo Thông tư thay Thông tư 200: Tổng hợp điểm mới về tài khoản kế toán, BCTC
CÙNG CHUYÊN MỤC
chiet-khau-la-gi
Khái niệm, phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán
hoa-don-dien-tu-6-1-11
Cơ quan thuế rà soát hóa đơn bất hợp pháp dính líu đến 113 doanh nghiệp
Bán khóa học phải nộp thuế như thế nào?
Capture
Từ 01/08/2024, phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động cho thuê bất động sản quy mô nhỏ
Gần 32 triệu lượt người bị cơ quan thuế gửi “trát" đòi nợ thuế