Chuyên mục
Tin tức

Đá thải phát sinh trong khi khai thác đá khối có phải tính thuế tài nguyên hay không?

Đá thải này được nhà thầu đá chẻ họ thu gom sau đó gia công làm đá chẻ. Khi đó công ty tính thuế Tài nguyên áp dụng vào mục đá chẻ thành phẩm để nộp thuế. Giờ cũng đá thải đó họ không làm đá chẻ mà họ thu gom hết làm mục đích san lấp. Vậy giờ đá thải đó công ty tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường như thế nào ?

1. Đá thải phát sinh trong khi khai thác đá khối có phải tính thuế tài nguyên hay không?
Văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh trong trường hợp này là Điều 5 Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành:

“Điều 5. Sản lượng tài nguyên tính thuế
1. Đối với loại tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
Trường hợp tài nguyên khai thác thu được sản phẩm tài nguyên có nhiều cấp độ, chất lượng, giá trị thương mại khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo sản lượng từng loại tài nguyên có cùng cấp độ, chất lượng, giá trị thương mại như nhau hoặc quy ra sản lượng của loại tài nguyên có sản lượng bán ra lớn nhất để làm căn cứ xác định sản lượng tính thuế cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong kỳ.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A khai thác đá sau nổ mìn, khai thác thu được đá hộc, đá dăm các ly khác nhau thì được phân loại theo từng cấp độ, chất lượng từng loại đá thu được để xác định sản lượng đá tính thuế của mỗi loại. Trường hợp, doanh nghiệp A có bán một phần sản lượng đá hộc, số đá hộc, đá dăm còn lại được đưa vào đập, nghiền thành các loại đá dăm có các cỡ (ly) khác nhau thì sản lượng tính thuế được xác định bằng cách quy từ sản lượng đá các cỡ (ly) ra sản lượng đá có sản lượng bán ra lớn nhất để xác định sản lượng đá thực tế khai thác để tính thuế tài nguyên. Doanh nghiệp A thực hiện khai, nộp thuế đối với sản lượng đá khai thác theo giá bán tương ứng.
2. Đối với tài nguyên không xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế của tài nguyên khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau và được bán ra sau khi sàng tuyển, phân loại thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định như sau:
a) Đối với tài nguyên sau khi sàng tuyển, phân loại thu được từng chất riêng thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng loại tài nguyên hoặc từng chất có trong tài nguyên thu được sau khi sàng tuyển, phân loại .
Trường hợp đất, đá, phế thải, bã xít thu được qua sàng tuyển mà bán ra thì phải nộp thuế tài nguyên đối với lượng tài nguyên có trong phế thải, bã xít bán ra theo giá bán và thuế suất tương ứng của tài nguyên có trong phế thải, bã xít.
Ví dụ 2: Trường hợp than khai thác từ mỏ chứa tạp chất, đất, đá phải sàng tuyển, phân loại mới bán thì sản lượng than thực tế khai thác để tính thuế tài nguyên là sản lượng than đã qua sàng tuyển, phân loại. Trường hợp phế thải bán ra mà có lẫn than và các tài nguyên khác thì phải tính thuế tài nguyên đối với lượng tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế trong phế thải theo giá bán thực tế và thuế suất tương ứng đối với tài nguyên.
Ví dụ 3: Trường hợp khai thác quặng sắt, sau khi sàng, tuyển thu được 2 kg vàng cốm, 100 tấn quặng sắt thì thuế tài nguyên được tính trên số lượng vàng cốm và quặng sắt thu được; Đồng thời xác định sản lượng loại tài nguyên khác sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản để tính thuế, như nước sử dụng cho hoạt động sàng, tuyển.
b) Đối với tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau (quặng đa kim) qua sàng, tuyển, phân loại mà không xác định được sản lượng từng chất có trong tài nguyên khai thác (quặng) thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định đối với từng chất căn cứ sản lượng tài nguyên thực tế khai thác (quặng) và tỷ lệ của từng chất có trong tài nguyên. Tỷ lệ từng chất có trong tài nguyên được xác định theo mẫu tài nguyên khai thác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm định và phê duyệt. Trường hợp, tỷ lệ của từng chất có trong tài nguyên khai thác thực tế khác với tỷ lệ từng chất có trong mẫu tài nguyên (quặng) thì sản lượng tính thuế được xác định căn cứ kết quả kiểm định về tỷ lệ từng chất có trong tài nguyên khai thác thực tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
….”.
Hiện tại vấn đề này vẫn còn gây ra nhiều tranh luận khác nhau. Bởi quy định pháp luật chỉ đặt ra nguyên tắc xác định chứ không đi sâu giải thích từng trường hợp cụ thể.

Còn về quan điểm của mình, công ty chúng tôi nhận thấy, nếu sản lượng đá thải không sử dụng (không tạo ra giá trị thương mại) và cũng kê khai sản lượng ban đầu, thì sẽ không tính thuế. Còn nếu được sử dụng cho các mục đích khác nhau thì sẽ tính thuế theo mục đích đó.

Đối vấn đề này, công ty chúng tôi khuyến khích mình nên trao đổi thêm thông tin với cơ quan thuế tại địa phương để có thêm thông tin thực hiện .

Đá thải phát sinh trong khi khai thác đá khối có phải tính thuế tài nguyên hay không?

Tính thuế tài nguyên đối với đá thải trong khi khai thác đá khối như thế nào?
Trong trường hợp phải đóng thuế thì cách tính thuế đối với đá thải trong khi khai thác đá khối theo Điều 4 Thông tư 152/2015/TT-BTC như sau:

“Điều 4. Căn cứ tính thuế
1. Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.
2. Xác định thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ:
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất thuế tài nguyên

Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

Việc ấn định thuế tài nguyên được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế, phù hợp với các quy định về ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”

Thuế suất thuế tài nguyên đối với đá thải trong khai thác đá khối là bao nhiêu?
Về thuế suất được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 152/2015/TT-BTC (Được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 12/2016/TT-BTC) cụ thể như sau:

“Điều 7. Thuế suất thuế tài nguyên
1. Thuế suất thuế tài nguyên làm căn cứ tính thuế tài nguyên đối với từng loại tài nguyên khai thác được quy định tại Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có)”.
Chiếu theo đó thì đối với đá theo Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 có mức thuế suất là 10%.

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh

Chuyên mục
Tin tức

Cơ quan thuế có quyền kiểm tra tài khoản cá nhân không?

Cơ quan thuế có quyền kiểm tra tài khoản cá nhân không là vấn đề được không ít người quan tâm. Cùng xem câu trả lời tại bài viết ngay dưới đây.

1. Cơ quan thuế có quyền kiểm tra tài khoản cá nhân không?
Cơ quan thuế có quyền kiểm tra tài khoản cá nhân của nguời nộp thuế để xác định nghĩa vụ nộp thuế.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Quản lý thuế 2019, cơ quan quản lý thuế có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin:

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế:

a) Ngân hàng thương mại cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản của người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về nhà, đất cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng đất, sở hữu nhà của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân, cá nhân kinh doanh;

c) Cơ quan công an cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm về thuế; cung cấp thông tin về xuất cảnh, nhập cảnh và thông tin về đăng ký, quản lý phương tiện giao thông;

d) Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về chi trả thu nhập và số tiền thuế khấu trừ của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;

đ) Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của Việt Nam và nước ngoài; thông tin về quản lý thị trường.

Bên cạnh đó, Công văn số 2535/TCT-TTKT ngày 21/6/2023, Tổng cục Thuế hướng dẫn các Cục Thuế khi có yêu cầu cung cấp thông tin thì gửi văn bản về Hội sở chính của Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác để triển khai thực hiện.

Như vậy, cơ quan thuế có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản của người nộp thuế như giao dịch qua tài khoản, số dư, số liệu giao dịch để thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

3. Các trường hợp công khai thông tin người nộp thuế
Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, các trường hợp sau đây cơ quan quản lý thuế công khai thông tin về người nộp thuế:

Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh; phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác.

Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.

Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước/hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế/người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.

Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.

Tùy từng trường hợp, thông tin công khai sẽ gồm: Mã số thuế, tên người nộp thuế, địa chỉ, lý do công khai và thêm một số thông tin khác liên quan của người nộp thuế.

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh

Chuyên mục
Tin tức

Viết sai mã số thuế và địa chỉ khách hàng trên hóa đơn điện tử mà đã gửi cho khách hàng thì xử lý như thế nào?

Viết sai mã số thuế và địa chỉ khách hàng trên hóa đơn điện tử mà đã gửi cho khách hàng thì xử lý như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP qui định về xử lý hóa đơn sai sót trong trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

– Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót:

+ Người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn.

+ Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.

– Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất; tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng, có thể chọn một trong hai cách:

+ Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

+ Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm…”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.)

Theo đó, người bán cần phải lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Nếu như người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Thời hạn khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong bao lâu?
Căn cứ Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
2. Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này.”
Theo đó, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

Hồ sơ khai bổ sung Hóa đơn điện tử có sai sót gồm có gì?
Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hồ sơ khai thuế

4. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Người nộp thuế khai bổ sung như sau:
a) Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.
Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.
Theo đó, người nộp thuế cần phải khai bổ sung như sau:

Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.

Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.

Cụ thể tại Công văn 59806/CTHN-TTHT hướng dẫn xử lý sai sót đối với hóa đơn đã lập gửi cho chi nhánh miền Bắc Công ty Cổ phần vận tải đa phương thức Vietranstimex như sau:

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Chi nhánh Công ty lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, đã gửi cho người mua, sau đó phát hiện có sai sót (sai sót về mã số thuế, địa chỉ của khách hàng) thì Chi nhánh Công ty có thể lựa chọn lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót hoặc lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót theo hướng dẫn tại điểm b Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP nêu trên.
Chi nhánh Công ty thực hiện khai bổ sung theo hướng dẫn tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Trường hợp Chi nhánh Công ty khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
Đề nghị Chi nhánh Công ty nghiên cứu các quy định pháp luật, đối chiếu với tình hình thực tế của đơn vị để thực hiện đúng quy định.

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh