Chuyên mục
Tin tức

Khi nào cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là việc cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện.

Khi nào cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?

Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, gồm:

(1) Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.

(2) Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.

(3) Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.

(4) Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.

(5) Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế khoanh tiền thuế nợ trong thời hạn khoanh nợ; không tính tiền chậm nộp thuế theo quy định Luật Quản lý thuế; được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế.

Việc nộp dần tiền thuế nợ được thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người nộp thuế xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng.

(6) Không thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế có nợ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.

(7) Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.

7 biện pháp cưỡng chế thi hành áp dụng với người vi phạm

Căn cứ khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:

(1) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản.

Áp dụng với đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.

(2) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

Áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ 06 tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.

(3) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

(4) Ngừng sử dụng hóa đơn (khi thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn, cơ quan quản lý thuế phải công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình và trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 24 giờ).

(5) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật.

Không áp dụng biện pháp kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật.

(6) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.

(7) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.

Lưu ý: Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện như sau:

– Đối với các biện pháp cưỡng chế (1), (2), (3) thì căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp.

– Đối với các biện pháp cưỡng chế (4), (5), (6), (7), trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau.

– Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp.

Trên đây là trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và các biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với người nộp thuế không chấp hành quyết định quản lý thuế. 

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh

Chuyên mục
Chưa được phân loại Dịch vụ

Cách xử lý hoá đơn điện tử có sai sót mới nhất theo thông tư 78

Cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai theo Thông tư 78 mới nhất 2022

1/ Trường hợp 1: Người bán tự phát hiện, chưa gửi hóa đơn cho người mua, hóa đơn đã được cấp mã của Cơ quan thuế

Quy trình xử lý:

  • Bước 1: Thông báo hóa đơn điện tử sai sót cho cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT, sau đó cơ quan thuế sẽ hủy hóa đơn đã cấp mã trên hệ thống
  • Bước 2: Lập hóa đơn điện tử mới, gửi cho Cơ quan thuế cấp mã mới (Đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế)
  • Bước 3: Gửi lại hóa đơn điện tử ĐÚNG cho người mua

Kết luận: Trường hợp này các bạn hủy hóa đơn đã lập và xuất hóa đơn mới thay thế

Lưu ý:

– Thông báo sai sót có thể lập cho từng hóa đơn hoặc cho danh sách các hóa đơn sai sót.

– Thông báo sai sót có thể lập bất cứ thời điểm nào trước hạn nộp tờ khai thuế GTGT của hóa đơn điều chỉnh.

– Sau khi thông báo sai sót gửi đến CQT, cơ quan thuế sẽ phản hồi về kết quả tiếp nhận và xử lý thông báo sai sót. Các bạn cần kiểm tra trạng thái thông báo sai sót vào chi tiết nội dung phản hồi của Cơ quan Thuế

2/ Trường hợp 2: Tự phát hiện, đã gửi cho người mua, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc không có mã của cơ quan thuế

Trong trường hợp này các bạn xác định lại nội dung sai sót của hóa đơn và được chia thành 3 trường hợp cự thể như sau:

a/ Trường hợp 2.1: Sai sót thông tin: Tên, địa chỉ người mua

Quy trình xử lý:

  • Bước 1: Thông báo thông tin hóa đơn sai sót cho người mua
  • Bước 2: Thông báo hóa đơn điện tử sai sót cho cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT (Trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của Cơ quan thuế có sai sót nêu trên nhưng chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho Cơ quan thuế)
  • Bước 3: Không phải lập lại hóa đơn điện tử
  • Bước 4: Gửi cho người mua kết quả đã thông báo cho Cơ quan thuế về sai sót

Kết luận: Trường hợp này các bạn thông báo hóa đơn điện tử có sai sót cho người mua và Cơ quan thuế, không phải lập lại hóa đơn.

b/ Trường hợp 2.2: Sai sót thông tin: Mã số thuế, số tiền, thuế suất, tiền thuế, hàng hóa

Quy trình xử lý:

  • Bước 1: Người mua, người bán lập biên bản ghi rõ nội dung sai sót
  • Bước 2: Thông báo hóa đơn điện tử sai sót cho cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT
  • Bước 3: Lập lại hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn sai sót:

+ Lập hóa đơn thay thế: phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn mẫu số …. ký hiệu…..số ….. ngày ….tháng…. năm…….”

+ Lập hóa đơn điện tử điều chỉnh cho hóa đơn có sai sót có dòng chữ ” Điều chỉnh cho hóa đơn mẫu số …. ký hiệu…..số ….. ngày ….tháng…. năm…….”

=> Ký và gửi lại cho cơ quan thuế để cấp mã (Đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của CQT)

  • Bước 4: Gửi lại hóa đơn ĐÚNG cho người mua

Kết luận: Trường hợp này các bạn lập biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn thay thế hoặc điều chỉnh cho HĐĐT có sai sót.

c/ Trường hợp 2.3: Đối với ngành hàng không

Đối với ngành hàng không thì hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển hàng không được coi là hóa đơn điều chỉnh mà không cần có thông tin” Điều chỉnh tăng/giảm cho hóa đơn mẫu số…. ký hiệu…..số ….. ngày ….tháng…. năm…….”. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không được phép xuất hóa đơn của mình cho các trường hợp hoàn, đổi chứng từ vận chuyển do đại lý xuất.

3/ Trường hợp 3: Cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử sai sót

  • Bước 1: Cơ quan thuế thông báo cho người bán theo mẫu số 01/TB-RSĐT
  • Bước 2: Người bán thông báo với cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT
  • Bước 3: Thự hiện xử lý hóa đơn điện tử theo các trường hợp 1,2,4

Lưu ý:

– Trên mẫu Thông báo về hóa đơn điện tử cần rà soát Cơ quan thuế gửi người bán có ghi thời hạn để đơn vị thông báo lại kết quả rà soát cho Cơ quan thuế. Nếu hết thời hạn mà người bán không thông báo lại với Cơ quan thuế, Cơ quan thuếsẽ tiếp tục gửi thông báo yêu cầu rà soát lần 2.

– Nếu sau 2 lần thông báo nhưng bên bán vẫn không gửi kết quả phản hồi, Cơ quan thuế sẽ xem xét chuyển sang trường hợp kiểm tra về sử dụng hóa đơn điện tử của đơn vị.

4/ Trường hợp 4: Phát hiện Hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC sai sót khi đã chuyển đổi sang Hóa đơn điện tử theo NĐ 123/2020/NĐ-CP và TT 78/2021/TT-BTC

Quy trình xử lý:

  • Bước 1: Thông báo hóa đơn điện tử sai sót cho cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT
  • Bước 2: Lập hóa đơn điện tử thay thế (HĐĐT có mã hoặc không có mã). (Lưu ý: KHÔNG LẬP HÓA ĐƠN ĐIỀU CHỈNH)
  • Bước 3: Gửi lại hóa đơn điện tử thay thế cho người mua

Kết luận: Trường hợp này các bạn lập thông báo và xuất hóa đơn thay thế.

Mọi nhu cầu cần tư vấn vui lòng liên hệ Số ĐT 0905811081 để được tư vấn cụ thẻ hơn.