Chuyên mục
Tin tức

Dịch vụ đào tạo có chịu thuế gtgt không và mức đóng là bao nhiêu?

Giáo dục và đào tạo là một lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận cao và có khả năng phát triển mạnh mẽ. Pháp luật quy định thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong hoạt động đào tạo sẽ có một số khác biệt so với các ngành nghề khác.

1. Khái niệm về Thuế giá trị gia tăng ( GTGT) ?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế được tính dựa trên phần tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ, hàng hóa phát sinh trong từng giai đoạn của toàn bộ quá trình sản xuất sang lưu thông và đến quá trình tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ đó.

2. Dịch vụ đào tạo có chịu thuế gtgt không?
Hoạt động giáo dục là đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định của pháp luật.

Trả lời cho câu hỏi “ Dịch vụ đào tạo có cần phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) cần căn cứ theo điều luật 5, Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 và Điều 4 – Thông tư 219/2013/TT-BCT có hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng. Tại Luật thuế giá trị gia tăng Khoản 13 Điều 5 có quy định:Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật theo quy định của pháp luật là một trong những đối tượng không cần phải chịu thuế giá trị gia tăng.”

Bên cạnh đó, tại Khoản 13 điều 4 theo Thông tư 219/2013/TT-BCT có hướng dẫn về hoạt động dạy học, dạy nghề là các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:

. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả tin học, ngoại ngữ, dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao, nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa và kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
. Đối với trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền đưa đón vận chuyển học sinh và các khoản thu dưới hình thức thu hộ, chi hộ cũng thuộc đối tượng không phải chịu thuế.
. Khoản thu về việc ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên, hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ( GTGT). Đối với trường hợp cơ sở đào đạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp các dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng.
. Cùng với đó, cũng tại Thông tư 219/2013/TT – BTC có quy định về thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại Điều 4 của thông tư sẽ không được khấu trừ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như:
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) của các hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh đó mua vào để sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được sử dụng cho các hoạt động như tìm kiếm, thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc sản xuất trong ngày đầu tiên được khấu trừ toàn bộ.

3. Về vấn đề khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau.

Theo Điểm a Khoản 9 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC có quy định như sau:

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng trong việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

Như vậy, doanh nghiệp chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

* Lưu ý: Để được ưu đãi như trên thì Doanh nghiệp phải có giấy phép con được cơ quan ban ngành có thẩm quyền như Sở Giáo Dục, Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội… chấp thuận và cấp phép.

Đại lý thuế H.A.T

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh

Chuyên mục
Chưa được phân loại Tin tức

Ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử khác nhau thì sử dụng ngày nào để kê khai và hạch toán?

Thời điểm lập hóa đơn?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022), quy định về các thời điểm lập hóa đơn, như sau:

– Đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia): là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

-Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ: là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

– Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ: mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

– Thời điểm lập hóa đơn của một số trường hợp cụ thể:

+ Đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như trường hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không, hoạt động cung cấp điện (trừ đối tượng quy định tại điểm h khoản này), nước, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát (bao gồm cả dịch vụ đại lý, dịch vụ thu hộ, chi hộ), dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ logistic, dịch vụ công nghệ thông tin (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này) được bán theo kỳ nhất định, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với người mua.

+ Đối với dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ công nghệ thông tin (bao gồm dịch vụ trung gian thanh toán sử dụng trên nền tảng viễn thông, công nghệ thông tin) phải thực hiện đối soát dữ liệu kết nối giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối.

Trường hợp cung cấp dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng) thông qua bán thẻ trả trước, thu cước phí hòa mạng khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ mà khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn GTGT hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì cuối mỗi ngày hoặc định kỳ trong tháng, cơ sở kinh doanh dịch vụ lập chung một hóa đơn GTGT ghi nhận tổng doanh thu phát sinh theo từng dịch vụ người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

+ Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử có giống nhau không?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 51/2010/NĐ-CP, quy định về ngày lập hóa đơn điện tử như sau:

“Điều 15. Lập hóa đơn

3. Ngày lập hóa đơn là ngày người bán và người mua làm thủ tục ghi nhận hàng hóa, dịch vụ đã được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng. Các trường hợp pháp luật quy định chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thì ngày lập hóa đơn là ngày bàn giao hàng hóa.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

5. Hóa đơn điện tử được lập xong sau khi người bán và người mua đã ký xác nhận giao dịch đã được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
…”
Ngày ký trên hóa đơn là ngày xác định giao dịch, hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai bên bắt đầu có hiệu lực. Như vậy, ngày lập hóa đơn và ngày ký hóa đơn thông thường sẽ là một. Nhưng nếu trường hợp ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử là khác nhau, thì phải kê khai và hạch toán như thế nào?

Theo quy định mới nhất ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử khác nhau thì sử dụng ngày nào để kê khai và hạch toán?
Tổng cục thuế đã ban hành các công văn để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đối với việc ngày lập và ngày ký trên hóa đơn điện tử khác nhau, cụ thể:

Tại Công văn 812/TCT-DNL 13 tháng 3 năm 2019 về việc ngày lập và ký duyệt trên hóa đơn điện tử theo Thông tư 32/2011/TT-BCT (Thông tư này hết hiệu lực từ ngày 01/07/2022), Tổng cục thuế trả lời cục thuế Thanh Hóa như sau:

“Căn cứ vào qui định của pháp luật về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử nêu trên và mô hình hoạt động bán hàng của Công ty xi măng Nghi Sơn trong quá trình sản xuất kinh doanh và kê khai thuế, Tổng cục Thuế đồng ý với đề xuất của Công ty xi măng Nghi Sơn căn cứ ngày lập trên hóa đơn điện tử là ngày xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và hạch toán theo quy định”.

Ngoài ra, Tại Công văn 58325/CT-TTHT ngày 25 tháng 8 năm 2017 của Cục thuế Thành phố Hà Nội cũng hướng dẫn như sau:

“Căn cứ theo quy định trên, trường hợp của Công ty CP Thế giới số Trần Anh đang sử dụng hóa đơn điện tử, trong quá trình sử dụng khi bán hàng hóa, dịch vụ thì ngày lập hóa đơn điện tử Công ty phải thực hiện theo đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC. Trường hợp ngày ký hóa đơn điện tử thực hiện sau ngày lập hóa đơn điện tử thì Công ty phải căn cứ vào ngày lập hóa đơn điện tử để xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và hạch toán theo quy định.”
Như vậy, trong trường hợp hóa đơn điện tử có ngày ký và ngày lập khác nhau, cơ quan Thuế đều hướng dẫn Doanh nghiệp cũng như các chi cục thuế lấy ngày lập hóa đơn để xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và hạch toán theo quy định.

Đại lý thuế HAT

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh

Chuyên mục
Hình ảnh - Video

Sinh nhật công ty 15 tuổi

Chặng đường 15 năm – Đại lý Thuế H.A.T tổ chức một buổi tiệc ấm cúng cùng toàn thể anh chị em công ty – đã gắn bó, đoàn kết, tận tâm trong công việc – đưa H.A.T ngày càng vững bước để phục vụ doanh nghiệp trong hành trình thực hiện nghĩa vụ Thuế của mình.

Chuyên mục
Tin tức

Năm 2022 mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bao nhiêu? Cập nhật mới nhất.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những loại thuế quan trọng mà bất kì doanh nghiệp nào cũng phải nộp vào ngân sách nhà nước. Hiện nay, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đang áp dụng là bao nhiêu?

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, căn cứ theo các quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, có thể hiểu đơn giản về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của doanh nghiệp.

Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. 

2. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 10, Điều 13 và Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 và Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, mức thuế suất thế thu nhập doanh nghiệp đang được áp dụng hiện nay được quy định như sau:

STT

Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Các trường hợp được áp dụng

1

20%

DN được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

(Trừ các trường hợp tại mục 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12)

2

32% – 50%

Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.

(Trừ các trường hợp tại mục 3, 4)

3

50%

Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguyên quý hiếm đối với các mỏ bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.

4

40%

Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguyên quý hiếm đối với các mỏ có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

5

10%
(Áp dụng trong 15 năm)

– Dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

– Dự án đầu tư mới, bao gồm: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, phát triển công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường…

– Thu nhập của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

– Dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng tiêu chí đặc thù.

– Dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng tiêu chí đặc thù.

– Dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án khai thác khoáng sản, có quy mô vốn tối thiểu mười hai nghìn tỷ đồng,…

6

10%

– Thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.

– Dự án đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53 của Luật Nhà ở.

– Thu nhập của cơ quan báo chí từ hoạt động báo in, kể cả quảng cáo trên báo in; thu nhập của cơ quan xuất bản từ hoạt động xuất bản.

– Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn khó khăn…

– Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

7

17%
(Áp dụng trong 10 năm)

– Dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện khó khăn.

– Dự án đầu tư mới, bao gồm: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu…

8

15%

Doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản không thuộc địa bàn có điều kiện khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

9

17%

Thu nhập của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô.

10

Miễn thuế tối đa 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 09 năm tiếp theo

– Dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

– Dự án đầu tư mới, bao gồm: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, phát triển công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường…

– Dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng tiêu chí đặc thù.

– Dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng tiêu chí đặc thù.

– Doanh nghiệp thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.

– Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

11

Miễn thuế tối đa 06 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 13 năm tiếp theo

Dự án đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53 của Luật Nhà ở.

12

Miễn thuế tối đa 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 04 năm tiếp theo

– Dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

– Dự án đầu tư mới, bao gồm: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống.

3. Chi phí nào được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC, trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được trừ các khoản chi phí mà đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó.

– Khoản chi đã có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp.– Khoản chi có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế VAT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

– Không thuộc các khoản không được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: Tiền phạt do vi phạm hành chính; khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; chi tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; chi phí trả lãi vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu,…

Trên đây là thông tin chi tiết về mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đang áp dụng hiện nay. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn.

Đại lý thuế HAT

An tâm về thuế. Vững bước kinh doanh